Tiến sĩ Frischer dẫn đầu nhóm các nhà khoa học đang nghiên cứu bệnh đen mang trên tôm trong khoảng ba năm. Nhóm của ông đã xác định ký sinh trùng đơn bào gây ra bệnh đen mang trên tôm.
Các nghiên cứu cho thấy đó là một ký sinh trùng- một sinh vật đơn bào tế bào đơn bào Ciliides phổ biến ở bất cứ nơi nào có nước (như đại dương, hồ và sông) và là thành viên quan trọng của hệ sinh thái ven biển.
Đây là một sinh vật đơn bào, DNA của nó rất khó để lấy mẫu. Trình tự gen 18S rRNA, ciliate gây ra đen mang trong tôm đã được xác định là một loài liên quan chặt chẽ 94% giống với một loài có tên là Hyalophysa chattoni. Frischer cho biết: "Chúng tôi không chắc chắn liệu nó có chính xác là loài mới hay có thể nó mang một loại gen mới”.
Cơ chế đen mang do ký sinh trùng trên tôm
Sự hiện diện của loài ký sinh trùng xâm nhập vào mang tôm kích thích phản ứng miễn dịch ở tôm. Các đốm đen ở mang được tạo ra từ sản xuất melanin, một thành phần của phản ứng miễn dịch của tôm. Một lớp phủ bảo vệ của melanin hình thành xung quanh vị trí xâm nhập của ký sinh trùng trên mô mang (Sönderhäll và cộng sự 1992). Trong quá trình này, các mô mang bị oxy hóa cản trở khả năng lấy ôxy từ trong nước của tôm.
Tác hại bệnh đen mang
Bệnh đen mang trên tôm không có hại cho con người, và tôm bị đen mang vẫn an toàn để ăn (DNR 2013).
“Bệnh đen mang không trực tiếp giết chết tôm nhưng tác động của bệnh lên tôm là rất lớn.” Marc Frischer cho biết. Bệnh làm cho tôm dễ tổn thương hơn đối với động vật ăn thịt và áp lực môi trường. Đen mang làm tăng số lần lột xác của tôm, sự lột xác giúp tôm loại bỏ các mang hư hại nhưng nhiễm trùng nhanh chóng trở lại và tiếp tục làm mang tôm bi đen. Đen mang làm tôm suy yếu nhanh chóng, tôm chậm tăng trưởng và có khả năng chịu đựng kém hơn(Frede và cộng sự, 2015).